Biển Đông với diện tích hơn 3 triệu km2, lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương, lớn thứ 4 trên thế giới, có 9 nước bao quanh. Việt Nam một đất nước dải đất hình chữ S nằm bên bờ tây của Biển Đông có bờ biển dài 3260 km từ Bắc tới Nam. Vùng biển nước ta bao gồm vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Trong 63 tỉnh, thành phố cả nước có 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các vùng ven biển. Vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng sa và Trường Sa. Được phân bố khá đều theo chiều dài của đất nước. Vì sao biển đông lại có vai trò ảnh hưởng quan trọng với thế giới và Việt Nam như vậy? Đây là khu vực có hơn 50% hàng hoá đường thuỷ và dầu thô của thế giới được chuyên chở qua. Lượng dầu thô được chuyên chở qua Biển Đông gấp 3 lần qua kênh Suez, gấp 5 lần qua kênh Panama. Mỗi ngày có khoảng 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua. Có thể nói đây là con đường chiến lược của giao thương quốc tế.
Đối với Việt Nam, Biển Đông là cửa ngõ duy nhất để ra đại dương. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông rộng hơn gấp hai lần lãnh thổ trên bộ. Mang lại nhiều nguồn lại về kinh tế như hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải, du lịch biển.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng phản đối:
“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là hết sức thiêng liêng, nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cả ở thực địa và trên mặt trận ngoại giao, qua nhiều kênh và ở nhiều cấp khác nhau để giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Các em học sinh hãy cùng chung tay phấn đấu, học tập, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.